Tối ưu hóa việc sử dụng properties trong Obsidian với phương pháp FLOW
I. Giới thiệu
Khi tôi nghiên cứu sâu cách sử dụng Obsidian và hệ thống ghi chú markdown, việc thêm thông tin qua properties đã giúp tôi tổ chức và tìm kiếm hiệu quả hơn. Nhưng qua thời gian, tôi nhận ra rằng chỉ hiểu cách dùng các công cụ thôi chưa đủ – hệ thống vẫn có thể rời rạc và thiếu tổ chức. Câu hỏi đặt ra là:
"Ồ, tính năng này hay đấy, nhưng nó giúp ích gì trong tổng thể hệ thống?"
Phương pháp FLOW ra đời – một hệ thống tư duy toàn diện, mang lại hướng dẫn chi tiết về cách ghi chú và quản lý tri thức cá nhân. Đằng sau những yếu tố kỹ thuật như properties, có vẻ nhàm chán, là những câu chuyện thú vị khi hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng trong việc kết nối mọi thứ. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
II. Tại sao việc quản lý properties trong Obsidian lại quan trọng đến vậy?
Obsidian properties là một tính năng mạnh mẽ, nhưng nếu không biết cách vận dụng, nó cũng chỉ là những thứ vô tri và bạn vẫn lạc lối trong mớ thông tin hỗn độn. Tôi đã từng gặp phải tình trạng đó: hàng trăm ghi chú được tạo ra nhưng khi cần dùng không biết nên bắt đầu từ đâu.
Nhà nước quản lý công dân bằng cơ sở dữ liệu dân cư với mã định danh cá nhân. Bạn quản lý ghi chú của mình như thế nào? Hãy cho mỗi ghi chú một "vòng đời" bằng cách khai sinh nó với properties – một cách làm có trách nhiệm.
Hãy tưởng tượng: thay vì phải mò mẫm giữa hàng loạt ghi chú chỉ được phân biệt với nhau bởi tên, địa chỉ thư mục lưu hay 1 vài tag rời rạc, bạn có thể mô tả ghi chú của mình khi tìm kiếm bằng rất nhiều thuộc tính khác nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này cho thấy việc định hình một tầm nhìn trong tư duy tổ chức đóng vai trò quyết định khi bạn sử dụng properties.
III. Nguyên tắc sử dụng properties trong Obsidian
1. Tập trung vào những trường cần thiết – Đơn giản là sức mạnh
Tôi muốn chia sẻ với bạn rằng, việc sử dụng properties trong Obsidian không phải là tạo ra những trường thông tin phức tạp, mà chính là làm đơn giản hóa mọi thứ. Tại sao lại phải thêm hàng tá trường thông tin chỉ để rồi bỏ qua chúng? Đối với tôi, những trường như blueprint, impact, urgency đủ để bạn bắt đầu một cách nhanh chóng và dễ dàng một ghi chú mới.
Chính sự đơn giản này sẽ giúp bạn không bị choáng ngợp khi bắt đầu ghi lại ý tưởng và tạo ra không gian để tập trung vào nội dung cốt lõi. Trong hệ thống Obsidian FLOW, các thao tác tự động hoá được sử dụng tối ưu, ghi chú tạo ra sẽ được tự động điền các thông tin mặc định theo ngữ cảnh để có thể phân loại và quản lý dễ dàng.
2. Nhất quán – Bí mật để kiểm soát thông tin hiệu quả
Khi bạn đã có một số trường thông tin thiết yếu, bước tiếp theo chính là duy trì sự nhất quán. Có phải bạn đã từng cảm thấy khó khăn khi tìm lại một ghi chú cũ vì các properties của nó không giống với các ghi chú khác? Đó chính là lý do tôi luôn khuyến khích việc sử dụng các properties một cách thống nhất trong toàn bộ hệ thống Obsidian của bạn. Chính sự nhất quán này giúp bạn dễ dàng kết nối các ý tưởng với nhau, tạo thành một mạng lưới kiến thức vững chắc.
Tính nhất quán này thể hiện ở việc bạn nghĩ ra các kịch bản mẫu về nội dung sẽ được ghi chú lại trong hệ thống của mình. Ví dụ New Note cho ghi chú mới, Blog cho viết bài chia sẻ, Thought cho những ý tưởng, Daily cho việc ghi chú cá nhân theo thời gian, Read cho việc đọc sách, TOC cho các ghi chú danh mục, vv Mỗi một kịch bản này, bạn sẽ hình dung thói quen sử dụng và cách mình quản lý chúng như thế nào để hình thành bộ properties trong mẫu ghi chú. Mọi việc tiếp theo hãy để Obsdian Template và Templater plugin hỗ trợ.
Nhận bản tin hàng tuần
Hãy là người đầu tiên nhận những bài viết mới và thông tin bổ ích từ Learn Anything.
IV. Danh mục properties Tối Ưu & Giá Trị Mẫu
Trước khi đi xa hơn, hãy cùng tôi điểm lại bảng dưới đây để hiểu được các trường thông tin properties cần thiết cùng với mô tả và giá trị mẫu cho nhiều mục đích và trường hợp sử dụng:
Mục thông tin | Mô Tả | Kiểu dữ liệu | Giá Trị Mẫu | Giải thích |
---|---|---|---|---|
aliases | Tên thay thế hoặc tiêu đề khác của ghi chú. Thường sử dụng ngôn ngữ tự nhiên thay vì cách đặt tên file hệ thống. | Text | "Mẹo Python", "Gợi ý Python" | Thông tin chèn tự động là tên của ghi chú khi chèn template, có thể sửa lại nếu cần. |
created | Dấu thời gian tạo ghi chú | Date & Time | "2024-08-26 09:08:53" | Thông tin chèn tự động khi sử dụng template. |
progress | Trạng thái của ghi chú | Text | raw cho ghi chú mới, medium cho ghi chú đã được hoàn thiện thêm, "done" khi đã hoàn thành | Sử dụng raw , medium , done để mô tả trạng thái xử lý ghi chú như cách mô tả việc chế biến món beefstake hấp dẫn. |
publish | Thời gian xuất bản dự kiến | Date & Time | Sử dụng giá trị ngày tháng định dạng YYYY-mm-dd HH:mm:ss , có thể chọn ngày từ date picker của Obsidian | Tiêu chí này sẽ được sử dụng để quản lý lịch phát hành nội dung với plugin Project. Thông tin này thích hợp với các dự án xuất bản nội dung. |
blueprint | Ghi chú hoặc dự án cha | List | [[Obsidian Methodolgy]] | Sử dụng để liên kết ghi chú hiện tại với 1 ghi chú cha thể hiện 1 chủ đề nghiên cứu hoặc 1 lĩnh vực quan tâm, đang được phát triển. |
impact | Xếp hạng mức độ quan trọng từ 1 đến 5 trong đó 5 là cao nhất. | Number | 5, 4, 3, 2, 1 | Mức 3 thể hiện xếp hạng trung tính. |
urgency | Mức độ cấp thiết của ghi chú. Sử dụng giá trị nhị phân là 1 và 0 trong đó 1 là khẩn cấp, 0 là không khẩn cấp. | Number | 1, 0 | Việc này giúp người dùng không phải gõ important hay unimportant dễ sai từ và dài dòng. Sử dụng kết hợp tiêu chí impact sẽ hình thành bộ tiêu chí cho ma trận khẩn cấp - quan trọng Eisenhower. |
tags | Thẻ liên quan đến nội dung | List | "#python", "#tips", "#programming" | Sử dụng tham chiếu hệ thống thẻ từ hướng dẫn Chiến lược sử dụng tag trong phương pháp FLOW |
category | Danh mục của ghi chú | List | "Tips", "Python" | |
channel | Kênh sẽ xuất bản nội dung (nếu có) | List | "LinkedIn", "Facebook", "Substack" |
Đây là những trường thông tin tổng quan nhất mà tôi đúc rút kinh nghiệm cũng như kiểm chứng theo thời gian, bạn có thể trải nghiệm Obsidian FLOW và tìm hiểu thêm các trường thông tin theo ngữ cảnh khác.
V. Ứng dụng properties theo từng giai đoạn trong hệ thống FLOW
Mỗi giai đoạn trong hệ thống ghi chú FLOW đều đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau với properties. Hãy cùng tôi đi qua từng giai đoạn và hiểu rõ hơn cách sử dụng properties một cách hợp lý.
Trong Capture:
-
Chỉ cần sử dụng các trường blueprint, impact, urgency để nhanh chóng ghi lại ý tưởng mà không mất nhiều thời gian vào việc tổ chức. Khi nhấp chuột phải vào thư mục Capture để tạo ghi chú mới (New note) hoặc dùng phím tắt Ctr/Cmd + N thì ghi chú được tạo ra kèm theo mẫu thông tin properties đã được cài đặt.
- Ví dụ:
created: 01-09-2024, tags: #idea, category: personal
.
- Ví dụ:
-
Trong Track:
-
Sử dụng các trường date, tags, category để quản lý các ghi chú lịch hoặc nhật ký hàng ngày. Mẫu ghi chú hàng ngày sẽ được chèn tự động khi tạo ghi chú với Calendar plugin.
-
reflection hoặc mood có thể thêm để ghi lại cảm xúc, phản ánh cá nhân trong nhật ký.
-
Ví dụ:
date: 15-09-2024
,tags: #dailylog, #journal
,category: personal
,mood: neutral
.
-
-
Trong Forge:
-
Sử dụng thêm các trường progress, impact, blueprint để quản lý quá trình phát triển ý tưởng hoặc dự án.
-
updated hữu ích để theo dõi các thay đổi và tiến độ làm việc theo thời gian.
-
Ví dụ:
progress: medium
,impact: high
,blueprint: Project X
.
-
-
Trong Blueprint:
-
Sử dụng các trường aliases, tags, category để dễ dàng tìm kiếm và liên kết các ý tưởng và dự án với nhau.
-
summary giúp tạo bản tóm tắt ngắn gọn về dự án hoặc ý tưởng, cung cấp cái nhìn tổng quan khi cần truy cập nhanh.
-
Ví dụ:
aliases: Project Master Plan
,tags: #strategy, #plan
,category: work
.
-
-
Trong Exhibit:
-
Đảm bảo các trường như tags, publish và category được điền đầy đủ để dễ dàng tìm kiếm và quản lý các dự án đã hoàn thành.
-
publish nên được đặt là thời gian công bố nội dung nếu dự án hoặc bài viết đã hoàn tất và có thể trưng bày.
-
Ví dụ:
publish: 28-09-2024 20:30
-
-
Trong Vault:
-
properties có thể tối giản. Chỉ cần các trường created và tags để dễ dàng phân loại tài liệu hệ thống hoặc những tài liệu không còn hoạt động.
-
tags có thể dùng để đánh dấu như
#template
,#system
,#source
để dễ tìm kiếm và tổ chức. -
Ví dụ:
created: 15-08-2024
,tags: #template, #archived
.
-
VI. Kết nối thông tin – Sức mạnh của hệ thống ghi chú Obsidian
Điều khiến Obsidian khác biệt chính là khả năng kết nối các ghi chú thông qua properties. Bạn thử nghĩ, làm sao tạo để kết nối 2 ý tưởng rời rạc? Câu trả lời là gán cho chúng những điểm chung, một trong các cách thực hiện bài bản cho ý tưởng này chính là thêm properties mô tả.
Khi sử dụng properties như blueprint
, tag
, bạn không chỉ ghi chú cho hiện tại mà còn mở ra cơ hội liên kết ý tưởng mới của tương lai. Bạn muốn mình của tương lai đối xử như thế nào với ghi chú hiện tại là câu trả lời cho việc nên theo dõi gì với properties.
VII. Phương pháp FLOW và hành trình tối ưu hóa ghi chú với properties
Ý tưởng sử dụng properties trong Obsidian nghe có vẻ nặng nhọc khi phải mô tả các ghi chú của mình nhưng đó là cách làm hiệu quả, ít tốn sức nhất khi bạn tạo ra những ghi chú mới cho một hệ thống hoàn chỉnh. Nhờ có một cơ sở dữ liệu chất lượng cao về ghi chú thông qua properties, công việc bạn sắp xếp, phân loại và trưng bày chúng sẽ trở nên đầy hứng thú thay vì đối mặt với một nhà kho hỗn độn mỗi ngày.
Chính bởi vậy, hệ thống FLOW được tạo ra giúp bạn duy trì một dòng chảy (FLOW) mạch lạc trong hệ thống tri thức cá nhân của mình nhờ tối đa các ứng dụng tự động, được thiết kế mạch lạc từ ban đầu. Hãy thử áp dụng những nguyên tắc trên và bạn sẽ thấy hệ thống của mình hoạt động hiệu quả và mượt mà hơn bao giờ hết.